Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY VÚ SỮA. LIÊN HỆ 0963643451

1. Yêu cầu sinh thái
Cây vú sữa trồng thích hợp trong điều kiện nhiệt đới nhiệt độ 22-340C, chỉ ra hoa tốt trong điều kiện có hai mùa mưa nắng phân biệt và không chịu được gió to do cây có tán lá dày và rễ nông.

Yêu cầu đất đai: đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, ít chua, pH 5,5-6,5, cao độ không quá 400m
2.  Thiết kế vườn:
2.1 Vùng Đồng bằng:
Đào mương lên líp (luống): Đây là khâu rất quan trọng, đào mương sâu 1,0 – 1,5m, rộng 2-2,5m, bề mặt líp rộng 6 – 10m. nếu trồng trên đất ruộng nên lên mô có đường kính thay đổi từ 0,8 – 1,0m, cao 0,3-0,4m tùy theo địa hình của từng nơi.
Đắp đê bao: Cây vú sữa không chịu ngập và rất cần đủ ẩm để phát triển tốt trong các năm đầu tiên sau khi trồng do đó cần phải có bờ bao và cống để chủ động việc tưới tiêu. Cao độ của đê bao phải cao hơn đỉnh lủ trung bình nhiều năm. Mặt líp hoặc mô phải cao hơn mặt nước trong mương từ 50 – 80cm.
2.2 Vùng đất cao .
Vùng đất cao phải đào bồn nông, đường kính 2,0m, sâu 0,3m. Giữa bồn có mô đường kính thay đổi từ 0,8 – 1,0m, cao 0,3-0,4m tùy theo địa hình của từng nơi. Lấp đầy bồn chung quanh chân mô bằng các vật liệu hữu cơ (cỏ khô, xác bã thực vật, phân chuồng…)         
   
2.3. Trồng cây chắn gió:
Cây vú sữa dễ bị gãy nhánh, bật gốc do gió to nên cần phải chú ý có cây chắn gió,
2.4  . Mật độ và khoảng cách trồng:
            Tùy theo chiều rộng mặt líp mà bố trí số hàng cây. Với líp rộng 7 - 8m thì bố trí trồng một hàng cây ở giữa líp, khoảng cách 8m/cây, mật độ 12 - 13 cây/1000m2, với líp rộng 9 - 10m, trồng hai hàng theo kiểu nanh sấu, khoảng cách 10m/cây, mật độ từ 7 - 8 cây/1000m2. Có thể trồng xen rau màu hoặc cây ăn trái ngắn ngày trong 1 - 3 năm đầu để tăng thu nhập
2.5.    Làm cỏ và trồng xen:
Nên làm cỏ thường xuyên trong các năm đầu để hạn chế sự canh tranh dinh dưỡng và loại bỏ sự trú ẩn của sâu bệnh:



4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
4.1. Thời vụ trồng:
Vú sữa có thể trồng quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa: khoảng tháng 9 ở Trung Bộ và tháng 6 ở Nam Bộ.
4.2. Chuẩn bị hố trồng và cách trồng
Trước khi trồng 15 – 20 ngày tiến hành đào hố giữa mô rộng 40-50cm, sâu 20 – 25cm, trộn đều lớp đất này với hỗn hợp 20kg phân hữu cơ , 100g DAP,ø 200 – 300g phân lân và 10-20g Basudin 10H.

Đặt bầu cây thẳng đứng, mặt bầu ngang với mặt mô trồng, cắt bỏ vỏ bầu, lắp đầy hố bằng hỗn hợp nêu trên, nén chặt, cắm cọc cố định và tưới nước.
4.3. Che bóng cho cây.
Có thể dùng vật liệu hay trồng cây che bóng như chuối,…để hạn chế ánh sáng mặt trời ảnh hưởng trực tiếp đến cây trong 1-2 năm đầu .
4.4. Tủ gốc giữ ẩm
Rễ vú sữa ăn nông, nhiệt độ của đất cao vào mùa nắng sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng lá khô, rơm rạ, cỏ khô…để giữ ẩm cho đất, nên tủ cách gốc 40-50cm .    
4.6. Tiả cành, tạo tán:
Trong các năm đầu nên tỉa bớt cành, chỉ để lại các cành phân bố cành đều theo các hướng, tạo cho cây có tán tròn đều và khống chế chiều cao không vượt quá 4-4,5m. Cắt bỏ cành vượt trong tán, cành sâu bệnh, cành phụ ốm yếu mọc liên tiếp trên cùng một cành chính, cành mọc gần mặt đất.

4.8. Tưới nước
Tưới nước đầy đủ là yếu tố thiết yếu đối với cây vú sữa nhằm đảm bảo sinh trưởng. Tưới đẳm sau thời kỳ khô hạn tạo tác dụng ra hoa đồng loạt cho cây và đảm bảo tỉ lệ đậu trái cao.
- Giai đoạn cây con: cần cung cấp đầy đủ cho cây vú sữa . Tưới 3-5 lần/ tuần, 20-30l nước/lần/cây vào mùa nắng để giảm tỷ lệ cây chết và phát triển nhanh đặc biệt trong 3 năm đầu.
- Giai đoạn cây ra hoa và mang trái cần tưới nước thường xuyên 2-3 ngày/ lần.
4.9. Bón phân:
4.9.1. Vị trí bón
Vị trí bón phân nên bón đều xung quanh và cách gốc khoảng 2/3 đường kính tán cây
4.9.2. Bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản:
Từ khi trồng đến một năm: tưới 20 – 30g phân DAP hòa trong 20 l nước/cây/lần/tháng.
Từ 1 – 3 năm: bón tổng lượng phân/cây/năm là hỗn hợp 1 – 2kg phân Urea + DAP + NPK (20-20-15) với tỉ lệ 1/1/1 chia đều làm 4 lần bón trong một năm, mỗi lần cách nhau 2 – 3 tháng.
4.9.3. Bón phân cho cây trưởng thành, đã cho trái ổn định
Cây vú sữa từ năm thứ 5 sau khi trồng, bước sang giai đoạn cho trái ổn định, và cũng là bắt đầu giai đoạn kinh doanh. Đề nghị nên bón 4 lần phân vào các giai đoạn: xử lý ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1 – 2 tháng. Liều lượng phân bón thay đổi, tăng dần theo tuổi cây từ 5 – 20 năm.
Lần 1: Bón vào giai đoạn xử lý ra hoa ngay sau khi thu hoạch vụ trước 5 –10 kg vôi.
10-15 ngày sau bón tiếp với hỗn hợp 20 – 40kg phân hữu cơ hoai,ø 3-4kg NPK (20 – 20 – 15).
Lần 2: Bón lúc trái có đường kính khoảng 1cm với lượng 1-2 kg Urea + 1-2kg DAP/cây.
Lần 3: Bón lúc trái có đường kính khoảng 3cm, với hỗn hợp 2-3kg phân NPK 20-20-15 + 1-2 kg KCl/cây.
Lần 4: Bón trước thu hoạch 2 tháng với liều lượng 1 – 2kg phân NPK +ø 1-2 kg KCl/cây.
Các lần bón phân nói trên cách nhau khoảng 2 tháng.
Chúc bà con thành công!
      Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.
Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG CÔNG NGHỆ CAO -  HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc: Khu 31ha, Ngõ 237, Đường Ngô Xuân
Quảng, TT Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội
Cán bộ phụ trách: Ks. Diệu Anh
HOTLINE  - 0432161283/0963643451
Website chính: http://giongcaytrongcongnghecao.com/
CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét